SEM là gì? Tìm hiểu công cụ Search Engine Marketing từ A đến Z

13 tháng 10, 2022 bởi
Kỳ Duyên
Search Engine Marketing (SEM) là một trong những cách hiệu quả nhất để doanh nghiệp phát triển và tiếp cận với nhiều khách hàng mới. Trong bài viết này, WataAds sẽ cùng bạn tìm hiểu tổng quan về Search Engine Marketing cũng như một số mẹo và chiến lược để thực hiện đúng tiếp thị công cụ tìm kiếm.

1. Search Engine Marketing là gì?

SEM là viết tắt của Search Engine Marketing. SEM chính là sự tổng hợp của nhiều phương pháp marketing nhằm mục đích giúp cho website của bạn đứng ở vị trí như bạn mong muốn trong kết quả tìm kiếm trên internet. 

Đồng thời, SEM còn là quá trình bạn thu hút các lượt truy cập miễn phí và làm cho trang của bạn xuất hiện trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm bằng cách thanh toán phí quảng cáo. Bởi vậy, mục tiêu của SEM chính là làm tăng tần suất xuất hiện của website của bạn trên trang kết quả của các công cụ tìm kiếm. Làm thu hút thêm nhiều lượt truy cập của người dùng cho trang web. 

SEM là gì

Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, Internet như một quyển bách khoa toàn thư, giúp mọi người giải mã hàng ngàn câu hỏi vì sao, theo một cách thức rất tiện lợi bằng việc truy cập vào các trang tìm kiếm thông tin (điển hình như Google, ...) và nhập từ khóa chính cần tìm. 

Các thuật toán phức tạp của Google có nhiệm vụ tối ưu hóa và lựa chọn những trang web có nội dung chất lượng, uy tín và đưa chúng lên top đầu tiên kết quả hiển thị. Hiểu rõ về SEM sẽ là lợi thế cho website của bạn nhận được lượt truy cập một cách đáng kể.

2. Các thành phần cấu thành SEM

SEO – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

SEO là viết tắt của Search Engine Optimization, có nghĩa là Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Đây là một quá trình bạn sẽ thực hiện tối ưu hóa để trang web của bạn sẽ có một vị trí xếp hạng cao hơn trong công vụ tìm kiếm cho các keyword. Thực hiện tốt nguyên tắc SEO bạn sẽ xây dựng được các website với chất lượng và nội dung đạt chuẩn có thể đáp ứng những yêu cầu của người sử dụng. 

thành phần SEM 1

Thành phần đầu tiên của SEM chính là SEO. Với bộ các từ khóa và chủ đề nhất định thì công cụ SEO giúp website của bạn có những thông tin bổ ích cho người dùng hơn, đạt  thứ hạng tốt trên công cụ tìm kiếm mà không phải chi trả quá nhiều chi phí cho việc chạy quảng cáo. 

PPC – Trả tiền cho mỗi lượt nhấp chuột

PPC viết tắt của Pay Per Click, là một hình thức quảng cáo có trả phí dưới dạng nhà tài trợ Internet. Nếu doanh nghiệp muốn banner quảng cáo của mình xuất hiện ngay kết quả top 5 tìm kiếm đầu tiên, tiếp cận người dùng dễ dàng nhất thì cần trả tiền cho mỗi lượt click chuột từ người dùng. Và hệ thống chạy PPC phổ biến nhất hiện nay chính là Google Ads.

Để PPC hoạt động, bạn cần tạo một tài khoản với trang mà bạn muốn chạy quảng cáo trên đó. Sau đó, xây dựng các chiến lược quảng cáo với một số nhóm từ khóa nhất định, rồi xác định đối tượng mục tiêu cho quảng cáo.

Cuối cùng, bắt đầu chiến dịch và trả tiền khi có ai đó click vào trang quảng cáo của bạn.

PPI – Trả tiền cho sự tồn tại của website mới

PPI viết tắt của Pay Per Inclusion, là một hình thức trả khoản phí nhỏ để cơ sở dữ liệu của công cụ tìm kiếm ghi nhận sự tồn tại trang web của doanh nghiệp. Thông thường, doanh nghiệp chỉ lựa chọn nó khi họ mới thành lập website và chưa đủ sức để cạnh tranh với những đối thủ khác. 

SMO – Tối ưu hóa các phương tiện truyền thông xã hội

SMO viết tắt của Social Media Optimization, là một hình thức liên kết cộng đồng, tối ưu hóa các phương tiện truyền thông xã hội để tăng nhận biết về thương hiệu và doanh nghiệp. Từ đó, người dùng sẽ bị thu hút, quan tâm hơn và thường xuyên tìm kiếm, truy cập địa chỉ website quen thuộc. Người dùng sẽ chia sẻ thông tin web lên các mạng xã hội khác nhau và giúp website tối ưu tốt hơn.

thành phần SEM 1

VSM – Tối ưu hóa các video trên web tìm kiếm

VSM viết tắt của Video Search Marketing, là hình thức quảng cáo thông qua những clip, video ngắn. Thực tế, công việc VSM khá dễ dàng, bạn chỉ cần đăng thật nhiều video hấp dẫn lên các mạng cho phép chia sẻ video như Youtube, Facebook, Zalo, Tiktok v.v… Càng nhiều video thú vị, thật sự thu hút được chia sẻ, từ đó kích thích người dùng tò mò, tìm kiếm website của bạn để tham khảo thêm nhiều video bổ ích khác. 

3. Ưu – nhược điểm của SEM

Qua thông tin về các thành cấu tạo nên SEM trên đây, bạn, có thể thấy được rằng điểm khác biệt của SEM và SEO chính là SEM bao phủ rộng hơn SEO, hay hiểu đơn giản hơn SEO là một phần tử trong SEM.  Vậy liệu rằng SEM có thực sự đem đến hiệu quả cho sự phát triển của một doanh nghiệp? Và với việc marketing trên công cụ tìm kiếm như thế thì có những hạn chế nào?

Ưu điểm của SEM

Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, đến nay SEM đã chính thức khẳng định một vị trí “vững chắc” trong trái tim của nhiều doanh nghiệp/công ty. Vậy ở SEM có những yếu tố nổi trội nào? 

Phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại 4.0

Sự xuất hiện của thị trường Internet đã kéo theo nhu cầu của người dùng ngày càng cao hơn. Đồng thời giúp quá trình mua hàng lẫn tìm hiểu thông tin sản phẩm đã được tối giản hơn. Chỉ cần một thiết bị di động thông minh hay chiếc máy tính có kết nối Internet, vài từ khóa đơn giản trên công cụ tìm kiếm bạn nhận ngay hàng loạt các thông tin về sản phẩm cần tìm hiểu.

Qua đó có thể thấy được rằng, nếu chỉ “chăm chăm” vào việc xây dựng chiến lược tiếp thị theo hình thức truyền thống, chắc chắn doanh nghiệp sẽ dần “lạc hậu” và bị đối thủ bỏ xa hàng nghìn cây số. Và tất nhiên, ở thời điểm của công nghệ 4.0, SEM chính là giải pháp “hợp thời thế” thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Chiến lược marketing hàng đầu

SEM được đánh giá là kênh quan trong hoạt động marketing giúp thu hút khách hàng đến với website bán hàng của doanh nghiệp. SEM luôn tùy biến linh hoạt giúp website giữ khả năng đứng top tìm kiếm tốt hơn thông qua quảng cáo trả phí, kết hợp cùng chiến lược SEO web. 

Cải thiện thứ hạng website nhanh hơn

Khả năng kết hợp giữa SEO và PPC giúp website rút ngắn thời gian lên top tìm kiếm, thay vì cần khoảng ít nhất 1 năm để tăng traffic thực nhờ SEO. Thì nay khi kết hợp cùng chiến dịch quảng cáo có trả phí chỉ mất trong vòng vài tháng, website của bạn sẽ đạt thứ hạng tốt trong “bảng phong thần” của công cụ tìm kiếm. 

ưu điểm SEM

Nhược điểm của SEM

Ngoài những điểm mạnh, thì SEM vẫn đang tồn tại một số hạn chế nhất định như: 

  • Chi phí lớn: Nếu doanh nghiệp muốn thứ hạng web lên nhanh thì cần bỏ ra ngân sách lớn cho việc chạy Google Adwords. Số lượt click càng nhiều, cơ hội bán hàng càng cao nhưng cũng đồng nghĩa chi phí bỏ ra cũng tăng theo.
  • Mức độ cạnh tranh cao: Với những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh thì họ có khả năng đầu tư cũng lớn. Vì vậy, những doanh nghiệp cạnh tranh cùng ngành sẽ càng khó khăn hơn.
  • Dễ bị đánh đồng với quảng cáo: Thực tế, người xem thường cho rằng những quảng cáo trả phí thường không đảm bảo chất lượng nên họ cũng phần nào e ngại hơn khi click vào website đó. Quảng cáo càng xuất hiện tràn lan càng dễ làm đánh mất niềm tin của người dùng. 

Cám ơn các bạn đã theo dõi!!

Đoạn trích sống động sẽ được hiển thị tại đây... Thông báo này xuất hiện vì bạn đã không cung cấp cả bộ lọc và mẫu để sử dụng.
Chia sẻ bài này